Khi con còn nhỏ, bạn dễ gần gũi và cưng nựng con, nhưng khi con đã lớn tự dưng lại sinh ra khoảng cách. Tuy nhiên, chúng ta vẫn muốn tạo sự gắn kết với con, vì những lúc con gặp khó khăn thì chỉ có cha mẹ mới là chỗ dựa vững chắc nhất.
1. Tìm hiểu các mối quan hệ xung quanh con

Mẹ có thể đoán ra sở thích kết bạn của con thông qua những mối quan hệ xung quanh con. Với lại, mẹ cũng có thể hỏi con là đặc điểm gì ở người bạn đó mà con thích? Hay con ghét kiểu bạn bè như thế nào?…
Chỉ cần như vậy, bé cũng cảm thấy mẹ rất quan tâm đến mối quan hệ xung quanh bé và sẽ ngày càng gần gũi bạn hơn, chuyện gì cũng chia sẻ với bạn đầu tiên.
2. Biến những cuộc trò chuyện thường ngày thành thói quen
Bạn có cảm thấy khó chịu khi đang nói chuyện với ai đó, nhưng người ta không lắng nghe bạn không? Thì với bé cũng vậy.
Hãy bỏ qua một bên những gì làm bạn phân tâm khi ở bên con. Sau đó, bạn hãy dành những khoảng thời gian nhất định trong ngày để nói chuyện với con nhiều hơn, đó có thể là trước giờ đi ngủ, trong bữa ăn, hoặc đang trên đường chờ con đến trường…
3. Thường xuyên dùng cơm với con
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ba mẹ thường xuyên ăn cơm với con sẽ mang đến sự vững vàng trong đời sống tinh thần của con.
Lúc đó, trẻ sẽ có kết quả học tập tốt hơn, giảm nguy cơ béo phì, bé được trau dồi nhiều kỹ năng sống liên quan đến quản lý cảm xúc, giao tiếp thuần thục hơn…
Kể cả khi bạn không có thời gian để ăn tối cùng con mỗi ngày thì những lúc ăn vặt, ăn hoa quả, cũng sẽ là thời điểm tuyệt vời để tâm sự cùng con. Hoặc thời gian chuẩn bị bữa sáng cho gia đình cũng là lúc thích hợp để hai mẹ con trò chuyện.
4. Vui chơi cùng con
Bố mẹ dành thời gian để chơi đùa cùng con nhiều sẽ khiến con giảm khả năng bị trầm cảm và lo âu hơn. Từ đó, con trở thành người biết đồng cảm, thấu hiểu và biết giúp đỡ người khác trong tương lai.
5. Trở thành người để con dễ dàng tâm sự
Khi con cảm thấy bản thân mình được quan tâm, được lắng nghe, được thấu hiểu… và con cũng thấy ba mẹ rất cởi mở chia sẻ cho con nghe về những trải nghiệm tuổi thơ của chính ba mẹ, bé sẽ ngày càng tin tưởng bạn hơn. Từ đó, bé luôn muốn tâm sự và chia sẻ với ba mẹ, dù là những chuyện riêng tư nhất.
6. Kỷ luật con bằng tình yêu thương
Kỷ luật là để dạy dỗ, chứ không phải là để trừng phạt. Do đó, dù là đòn roi hay khuyên nhủ thì kết quả đạt được vẫn phải là tạo cho con cảm giác an tâm, tin tưởng và chịu sửa đổi.
Vì thế, nếu kết quả của việc kỷ luật là bé sợ hãi hơn, cứng đầu hơn, căm ghét ba mẹ hơn thì đó không phải là kỷ luật bằng tình yêu thương hay vì mục đích răn dạy nữa. Do đó, nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy thay đổi cách dạy con, giảm đòn roi, tăng lắng nghe và đối thoại trực tiếp với con nhiều hơn.
7. Nói yêu con bằng nhiều cách khác nhau